Cập nhật : 0:0 Thứ tư, 4/11/2015
Lượt đọc: 623

Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2015-2016

Số/Ký hiệu: 15Ngày ban hành: 10/10/2015
Ngày hiệu lực: 10/10/2015
Nội dung:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT BẮC LƯƠNG SƠN

 


Số: ........./KTNB-BLS

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 01tháng 10 năm học 2015

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC: 2015 – 2016

 

I- CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

        - Căn cứ các văn bản pháp luật về thanh tra;

- Căn cứ Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; 

- Căn cứ Hướng dẫn số 4190/BGDĐT-TTr ngày 17/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2015-2016;

- Căn cứ công văn số: 9817/SGD&ĐT-TTr ngày 26/8/2015 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2015-2016;

- Thực hiện công văn số: 598/ TTr ngày 08/9/2015 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc “hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2015-2016”;

- Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và kết quả kiểm tra của các năm học trước: 2010-2012,2011-2012 và 2012- 2013,2013-2014,2014-2015.

Trường THPT Bắc Lương Sơn xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2015-2016 như sau:

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC KTNB

1. Mục đích:

- Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một hoạt động quản lý thường xuyên của thủ trưởng đơn vị, là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.

- Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của từng tổ, bộ phận, cá nhân; đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý;

- Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trong các trường học.

2. Yêu cầu:

- Ban kiểm tra nội bộ của trường học phải thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ đơn vị trên cơ sở kiểm tra đối chiếu với các quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo...

3. Nguyên tắc:

- Công tác kiểm tra nội bộ tại cơ sở phải được thực hiện trên nguyên tắc: Thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hóa các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để Ban KTNB kiểm tra).

- Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, cả nể, làm qua loa, hình thức; kiểm tra được tổ chức thường xuyên, kịp thời, theo đúng kế hoạch;

- Lập hồ sơ kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra: Biên bản kiểm tra cần ghi đầy đủ, cụ thể, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.

III- NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ trọng tâm:

 - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phát huy kết quả thực hiện cuộc vận động “hai không” cuả nghành. Tăng cường thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

 - Tiếp tục triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Tiến hành kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và sự sáng tạo của học sinh. Triển khai thực hiện tốt các giải pháp nhằm giảm học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

 - Thực hiên có hiệu quả việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

 - Thực hiện đúng kế hoạch giáo dục, kế hoạch năm học.

 - Thực hiện các hoạt động giáo dục. Phân công giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục. ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp và tích hợp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

 - Xây dựng kế hoạch GD bảo vệ môi trường, dạy lồng ghép kiến thức về GD dân số, GD pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội vào các bộ môn.

 - Tổ chức dạy nghề phổ thông  cho học sinh theo đúng qui định.

 - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học. đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, triển khai thưc hiện có hiệu quả việc học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình THPT.

 - Thực hiện giáo dục và tích hợp giáo dục về: địa phương, môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn giao thông, …......

    - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, thi đua, khen thưởng, thông tin báo cáo.

 - Tiếp tục triển khai việc thực hiện giảm tải chương trình các bộ môn theo đúng qui định của Bộ Giáo Dục & Đào tạo.

 

IV. Tổ chức thực hiện:

4.1. Thành lập ban kiểm tra nội bộ:

 Gồm : Hiệu trưởng ( trưởng ban ); P.Hiệu trưởng (phó ban);  Các Tổ trưởng chuyên môn ( Uỷ viên). Do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo biên chế của mỗi năm học. Thành phần của ban kiểm tra là CBQL trường học là thành viên Ban Giám hiệu, những cán bộ Tổ chuyên môn, giáo viên giỏi, giáo viên có năng lực, uy tín trong nhà trường.

4.2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ:

 Lên kế hoạch kiểm tra nội bộ toàn năm học, trong đó gồm kế hoạch kiểm tra toàn diện trường, kế hoạch kiểm tra chuyên đề đúng quy định, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách theo điều lệ trường phổ thông.

4.3. Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch:

 - Từ chương trình công tác năm học, lên kế hoạch kiểm tra hàng tháng cụ thể từng nội dung được kiểm tra toàn diện, chuyên đề ( Kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất). Đồng thời phân công thành viên trong ban kiểm tra nội bộ thực hiện.

 - Thời gian thực hiện từ tháng 8/2015 đến hết tháng 5/2016 .

V. NỘI DUNG KIỂM TRA 

1. Kiểm tra toàn diện nhà trường (Theo thông tư số 39/2013):

 - Tập trung kiểm tra về số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên đối chiếu với quy định của nhà nước; số lượng cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ, kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp, thu chi các khoản đầu năm.

 - Việc thực hiện nhiệm vụ của tổ, khối, chuyên môn, hội đồng chức năng, các tổ chức đoàn thể.

 - Thực hiện kế hoạch giáo dục văn hoá như thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá xếp loại, kết quả lên lớp, tốt nghiệp, thi học sinh giỏi

 - Thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông theo quy định, bao gồm hoạt động theo kế hoạch lên lớp, ngoài giờ, hoạt động xã hội; kết quả xếp loại đạo đức và kết quả giáo dục; các chương trình hành động phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội khác.

 - Công tác quản lý của Hiệu trưởng, bao gồm xây dựng kế hoạch giáo dục, bố trí, sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, học sinh; công tác kiểm tra, quản lý chuyên môn, tài chính, tài sản; công tác xã  hội hoá giáo dục và phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể, lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ khác.

 - Kiểm tra thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất, cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi trường sư phạm; thiết bị dạy học, phương tiện làm việc; số lượng, chất lượng phòng học, phòng làm việc, phòng thực hành thí nghiệm, phòng bộ môn, phòng đa năng, thư viện, sân chơi, bãi tập.

 - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng; Chấp hành pháp luật; chấp hành quy chế của ngành, nội quy cơ quan; Ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; Sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh, nhân dân; Tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh; Không bạo hành và không xâm phạm nhân phẩm học sinh.

 - Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (như thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm, kết quả giảng dạy, thực hiện các nhiệm vụ khác được giao...)

 - Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên cần chú trọng nâng cao chất lượng kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng yếu kém, phát hiện và nhân điển hình tiên tiến; Kiểm tra việc vận dụng các tiêu chuẩn quy định để đánh giá giáo viên đúng thực chất; Không chạy theo thành tích, tránh khuynh hướng nương nhẹ khuyết điểm.

 - Tập trung kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý, cung cấp sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuyên môn, trang thiết bị giáo dục, xây dựng cơ  sở vật chất trường lớp, xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành; Việc thực hiện chương trình của giáo viên và tuyên truyền làm thấu suốt chủ trương đến cha mẹ học sinh.

 - Tập trung dự giờ rút kinh nghiệm để giúp giáo viên nắm vững chương trình, nội dung giảm tải, đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (cả trong dạy lý thuyết và thực hành, thí nghiệm). Cần tổ chức các buổi họp để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nhằm phát hiện và đề ra các biện pháp giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc.

 - Kiểm tra đánh giá công tác quản lý, sử dụng thiết bị, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng và tự làm đồ dùng dạy học. Qua đó tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí.

 - Kiểm tra việc tổ chức triển khai và thực hiện hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên( theo Thông tư 39/2013);

a. Nội dung:

 - Kiểm tra toàn diện :

Kiểm tra toàn bộ các mặt hoạt động của giáo viên về chức năng nhiệm vụ theo qui chế đánh giá xếp loại giáo viên ( ban hành theo QĐ số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ nội vụ và thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 )

* Kiểm tra toàn diện nhà trường:

TT

Họ và tên

Giáo viên môn

Ghi chú

1

Nguyễn Thị Chín

Văn

 

2

Phạm Duy Hồng Thắng

Tiếng Anh

 

3

Hà Thị Hoải

Địa

 

4

Nguyễn Mạnh Hải

Văn

 

5

Bùi Tuấn Hưng

Tiếng Anh

 

6

Nguyễn Thị Hằng

Tiếng Anh

 

7

Bùi Khánh Quyên

Văn

 

8

Nguyễn Thị Kim Chúc

GDCD

 

9

Phạm Thị Nhạn

Tiếng Anh

 

10

Bùi Thị Khánh Hà

Sử

 

11

Nguyễn Việt Cường

Văn

 

12

Nguyễn Thị Ngọc Tú

Sử

 

13

Nguyễn Thị Nghi

Văn

 

14

Nguyễn Thu Thủy

Tiếng Anh

 

15

Đinh Thị Hoàn

Địa

 

16

Đặng Văn Sùng

GDQP

 

17

Hà Danh Đạt

Thể dục

 

18

Bạch Thành Lâm

Thể dục

 

19

Lê Thanh Toàn

Tiếng Anh

 

20

Nguyễn Đức Hòa

Toán

 

21

Đỗ Văn Lưu

Toán

 

22

Lê Thị Yến

Toán

 

23

Nguyễn Thu Thảo

Toán

 

24

Nguyễn Thị Minh Phương

Toán

 

25

Đỗ Ngọc Minh

 

26

Bùi Thị Dung

 

27

Đào Hồng Nhung

 

28

Vũ Hải Toại

Hóa

 

29

Tạ Thị Ngọc Mai

Hóa

 

30

Phạm Văn Bình

Sinh

 

31

Kiều Thị Hải Yến

Sinh

 

32

Vũ Thị Hồng Lữ

Sinh

 

33

Bùi Văn Trường

Tin

 

34

Nguyễn Hữu Việt

Tin

 

35

Bùi Thị Hoa

Công nghệ

 

36

Bùi Đào Hồng Nghĩa

Công nghệ

 

  • Thanh tra toàn diện cấp Sở ( 15% giáo viên nhà trường)

TT

Họ và tên

Giáo viên môn

Ghi chú

1

Lê Thị Hồng

Toán

 

2

Hoàng Thị Sáu

 

3

Cấn Bạch Kim

Sinh học

 

4

Nguyễn Thị Nghi

Văn

 

5

Lê Thanh Toàn

Tiếng Anh

 

6

Hà Thị Hoài

Địa

 

 - Kiểm tra chuyên đề giáo viên :

Kiểm tra giáo án , sổ dự giờ, lịch báo giảng, sổ đầu bài, sổ hội họp, sổ chủ nhiệm, sổ gọi tên ghi điểm, học bạ. Kiểm tra công tác chủ nhiệm ......

b. Biện pháp:

 - Dự giờ 1 đến 2 tiết dạy, kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên.

 - Đánh giá về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống.

 - Phân công cụ thể nhiệm vụ từng thành viên trong ban kiểm tra nội bộ chịu trách nhiệm kiểm tra theo đúng năng lực, sở trường chuyên môn.

                 3. Kiểm tra chuyên đề:

3.1. Kiểm tra việc thực hiện ba công khai ( Theo Thông tư 09);

a. Nội dung: Thực hiện đúng, kịp thời những nội dung công khai đối với cơ sở giáo dục phổ thông theo các biểu mẫu qui định ( Biểu mẫu 05, 09, 10, 11)

b. Biện pháp:

 - Thông báo công khai trong buổi họp giao ban của nhà trường

 - Niêm yết công khai tại phòng hội đồng giáo viên.

3.2 Kiểm tư việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo thực hiện và quản lý của Hiệu trưởng.

3.3. Kiểm tra việc thực hiện dạy thêm, học thêm ( Theo Quyết định 26);

a. Nội dung:

 - Kiểm tra việc thực hiện dạy thêm học thêm theo quy định ban hành theo Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 26/07/2010 của UBND Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tăng cường kiểm tra, không để xảy ra tiêu cực trong hoạt động dạy thêm, học thêm, đặc biệt là các lớp dạy thêm ở ngoài nhà trường. Kiên quyết xử lý những hiện tượng vi phạm quy định dạy thêm, học thêm.

b. Biện pháp:

 - Đề nghị giáo viên có tổ chức dạy thêm ở ngoài nhà trường đăng ký theo đúng qui định của phòng GD & ĐT.

 - Phân công cụ thể các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có phản ánh (nếu có).

3.4. Kiểm tra việc thực hiện luật phòng, chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

a. Nội dung: Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế  hoạch kiểm tra chương trình hành động thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhà trường.

b. Biện pháp:

 - Kiểm tra việc cán bộ, giáo viên, công nhân viên được biết, được nghiên cứu về Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng.      

 - Phối kết hợp chi bộ nhà trường, ban thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn nhà trường kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất

3.5. Xác minh, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tiếp dân

a. Nội dung: Thực hiện đầy đủ các quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ  sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; Nghị định 36/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

b. Biện pháp:

 - Tập trung giải quyết dứt điểm kịp thời những vụ việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức; đồng thời kiên quyết xử lý những người lợi dụng dân chủ để khiếu nại, tố cáo trái quy định của pháp luật (Nếu có)

 - Phối kết hợp với thanh tra nhân dân Xác minh, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công chức, viên chức khi có phản ảnh (nếu có).

3.6.Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động;

a. Nội dung:

 - Tổ chức triển khai quán triệt, tuyên truyền giáo dục  tư tưởng, chính trị cho CB, GV, CNV và học sinh trong việc tham gia các cuộc vận động của ngành, các cấp dưới mọi hình thức.

   - Kiểm tra việc tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động 2 không với bốn nội dung, cuộc vận động “ mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

   - Kiểm tra việc tiếp tục triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các biện pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

b. Biện pháp:

 - Tổ chức các hội thi, thuyết trình.... dưới mọi hình thức.

 - Thực hiện chế độ  tự báo cáo, Hiệu trưởng phúc tra .

 - Kiểm tra bằng hình thức phát phiếu điều tra, tổng hợp.

3.7. Tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng;

a. Nội dung: Kiểm tra việc thực hiện chế độ hồ sơ, sổ sách; Việc thực hiện chế độ sinh hoạt, hội họp; Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch; Việc lưu trữ và bảo quản hồ sơ..........

b. Biện pháp: Thực hiện 2 đợt tự kiểm tra về công tác quản lý của hiệu trưởng trong một năm học.

4. Kiểm tra hoạt động của tổ nhóm chuyên môn các bộ phận thư viện, thiết bị, hành chính, văn thư.

*Kiểm tra  hoạt động của tổ, khối, nhóm chuyên môn;

a. Nội dung: Ban giám hiệu kiểm tra kế hoạch của tổ Chuyên môn. Kiểm tra hoạt động thường xuyên của tổ bộ môn, nội dung triển khai các văn bản chỉ đạo chuyên môn, kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả của họp tổ, sinh hoạt chuyên đề.

b. Biện pháp: Ban giám hiệu kiểm tra 100% họat động của tổ chuyên môn về HSSS, kế hoạch hàng tháng của tổ, mỗi học kỳ dự sinh hoạt tổ ít nhất 2 lần / 1 tổ.

*Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị, y tế:

a. Nội dung:

 - Kiểm tra hồ sơ sổ sách của Thư viện, Thiết bị

 - Kiểm tra kho sách tăng giảm, giá trị sử dụng.

 - Kiểm tra việc sử dụng các loại thiết bị, ĐDDH hàng tháng.

 - Kiểm tra các kế hoạch hoạt động năm học của các bộ phận.

 - Kiểm tra tình hình hoạt động hàng tháng của các bộ phận.

b. Biện pháp:

    - Hàng tháng các bộ phận nộp báo cáo tình hình hoạt động cho ban kiểm tra nội bộ nhà trường.

 - Phân công cụ thể thành viên trong ban kiểm tra nội bộ chịu trách nhiệm kiểm tra trực tiếp.

 - Kiểm tra định kỳ 5 lần  ( đầu năm , giữa HKI, cuối HK I , giữa HKII, cuối năm học ).

*Kiểm tra thực hiện tự kiểm tra tài chính, kế toán ( theo QĐ số 67/2004/ QĐBTC ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Bộ Tài chính)

a. Nội dung:        

 - Kiểm tra hồ sơ sổ sách chứng từ quyết toán thu chi của từng lọai quỹ.hàng tháng.

 - Kiểm tra lập dự toán , kế hoạch thu chi tài chính.

b.Biện pháp:

    - Thực hiện chế độ  tự kiểm tra, báo cáo, Hiệu trưởng phúc tra .

 - Phối hợp Ban thanh tra nhân dân, các đoàn thể kiểm tra định kỳ theo kế hoạch.

 - Công khai dân chủ trong các buổi họp giao ban hàng tháng của nhà trường, niêm yết tại bảng công khai tài chính nhà trường.

 *Kiểm tra  hoạt động của bộ phận văn thư hành chính;

a. Nội dung:

 - Kiểm tra sổ ghi công văn đi, đến, sao lưu các lọai văn bản chỉ đạo của các cấp.     

 - Kiểm tra lề lối làm việc; Tinh thần, thái độ tiếp phụ huynh học sinh.

b. Biện pháp:

 - Kiểm tra trực tiếp việc ghi nhận các sổ công văn đi, đến.

 - Thường xuyên quan sát lề lối làm việc và tiếp phụ huynh học sinh của bộ phận văn phòng và giáo viên .

5. Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh;

a. Nội dung:

 - Kiểm tra về tổ chức lớp học, khẩu hiệu, cờ, ảnh, vệ sinh.

 - Kiểm tra về ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần, thái độ học tập của học sinh.

 - Kiểm tra việc thực hiện nội qui của nhà trường, nội qui về bảo quản cơ sở vật chất........

 - Kiểm tra các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.

b. Biện pháp:

 - Phân công nhiệm vụ cụ thể thành viên trong ban kiểm tra nội bộ phối hợp Đoàn, Đội kiểm tra nhắc nhở thường xuyên tình hình các lớp.

 - Kiểm tra cho điểm , đánh gía xếp loại thi đua hàng tuần.

 - Kiểm tra việc giáo viên đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 V/v dánh giá, xếp loại học sinh.     

 

VI. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

1. Trưởng ban: Phụ trách chung, chủ trì trong việc xây dựng nội dung, kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị.

2.  Phó trưởng ban : Chịu trách nhiệm triển khai nội dung kế hoạch, tổng hợp đánh giá kết quả, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm tra trong phạm vi thẩm quyền được phép. Thống kê, báo cáo kết quả sau mỗi đợt kiếm tra.

 3. Các thành viên: thành viên của Ban Kiểm tra nội bộ có trách nhiệm phụ trách tập trung về lĩnh vực, chuyên môn được phân công.

 

 

4.Tổ chức thực hiện:

 - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học theo sự phân công của Trưởng ban và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra của ngành cấp trên.

 - Thời gian thực hiện từ tháng 8/2015 đến hết tháng 5/2016 .

 - Thực hiện chế độ hồ sơ:

* Kiểm tra xong lập đầy đủ hổ sơ để lưu giữ gồm:

+ Biên bản kiểm tra.

+ Các phiếu dự giờ có đánh giá xếp loại.

5.  Kế hoạch chi tiết tháng:

Kế hoạch kiểm tra toàn năm cụ thể như sau:

Thời gian

Nội dung kiểm tra

Đối tượng kiểm tra

Người phụ trách

Tháng 08/2015

- Kế hoạch tổ CM

 

- Kế hoạch Đoàn TN

- Tổ trưởng, tổ phó; Phó HT

 

- Bí thư Đoàn trường

-Hiệu trưởng

 

-Hiệu trưởng

Tháng 09/2015

- Kiểm tra Thư viện, thiết bị

 

- Kiểm tra Tuyển sinh

 

-Kiểm tra các khoản thu đầu năm

- Kiểm tra nề nếp đầu năm

- Cán bộ thư viện, thíêt bị

 

-Văn thư, Hiệu trưởng

 

- Kế toán, thủ quĩ, HT,GVCN

 

- GVCN, Học sinh

- PHT, CT Công Đoàn

- Ban KT nội bộ,ban TTND

- Ban KT nội bộ,ban TTND

-Phó HT, Đoàn, Đội

 

Tháng 10/2015

-Kiểm tra Hồ sơ sổ sách chuyên môn của GV, NV

-Kiểm tra HĐSP GV theo lịch (toàn diện và chuyên đề)

- Kiểm tra KH “Trường học thân thiện…”

-Giáo viên, nhân viên

 

-Giáo viên

 

-GVCN, Học sinh

- Phó HT, Tổ trưởng.

 

- HT, Phó HT,Tổ trưởng CM

-HT,CT Công Đoàn, Đoàn TN

 


T
háng 11/2015

- Kiểm tra Hoạt động tổ chuyên môn, hồ sơ tổ CM

- Kiểm tra Hồ sơ học bạ khối 10

- Kiểm tra Hồ sơ Đoàn TN

-Kiểm tra HĐSP GV theo lịch(toàn diện và chuyên đề)

- Kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm lớp

-Tổ trưởng, tổ phó

 

- GVCN khối 10, Văn thư

- Bí thư Đoàn, TPT

-Giáo viên

 

-GVCN

- Phó HT

 

- HT, Phó HT

- HT, Phó HT

- HT, Phó HT, Tổ trưởng CM

- Hiệu trưởng

Tháng 12/2015

- Kiểm tra HĐSP GV theo lịch (toàn diện và chuyên đề)

- Kiểm tra Thư viện, Thiết bị, Y tế

- Kiểm tra tài chính, tài sản

 

-Giáo viên

 

- Cán bộ TB, TV, YT

 

- Kế toán, thủ quĩ, HT

 

-HT, Phó HT, Tổ trưởng CM

- PHT, CT Công Đoàn

- Ban KT nội bộ,ban TTND

 

 

Tháng 1/2016

- Kiểm tra Hồ sơ học bạ khối 11

- Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động

- GVCN k11; Văn thư

- CB, GV, CNV nhà trường

- Hiệu trưởng, Phó HT

-HT,CT Công Đoàn.

 

Tháng 2/2016

- Kiểm tra HĐSP GV theo lịch (toàn diện và chuyên đề)

- Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh

-Giáo viên

 

- Học sinh

-HT, Phó HT, Tổ trưởng CM

- Ban Kiểm tra nội bộ


Tháng 3/2016

- Kiểm tra HĐSP GV theo lịch (toàn diện và chuyên đề)

- Kiểm tra Hoạt động tổ chuyên môn, hồ sơ tổ CM

- Tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng

- Giáo viên

 

-Tổ trưởng, tổ phó

 

- Hiệu trưởng

 

-HT, Phó HT, Tổ trưởng CM

- Phó HT

- Ban KT nội bộ,ban TTND


 

 

Tháng 4/2016

- Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp

- Kiểm tra HĐSP GV theo lịch (toàn diện và chuyênđề)

-Kiểm tra hồ sơ, hoc bạ K12 chuẩn bị cho công tác thi Tốt nghiệp THPT.

 

- GVCN K10,11,12

 

- Giáo viên

 

- GVCN K12

- Hiệu trưởng

 

-HT, Phó HT, Tổ trưởng CM

- Phó HT

 

 

Tháng

5/2016

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình

- Kiểm tra các bộ phận cuối năm

- Kiểm tra tài chính, tài sản cuối năm

- Kiểm tra Hồ sơ học bạ 10,11,12

- Kiểm tra các loại hồ sơ cuối năm

- Giáo viên

 

- Thư viện, Thiết bị, Văn thư, Y tế

 

- HT, kế toán, thủ quĩ

 

- GVCN 10,11,12, Văn thư

 

- Giáo viên, công nhân viên

- Phó HT, Tổ trưởng CM

- Phó HT, Ban KT nội bộ

-Ban KT nội bộ,ban TTND

 

-HT, Phó HT

- Phó HT, Ban KT nội bộ

 

- Hình thức kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất, báo trước hoặc không báo trước.

- Đối tượng: Tổ, bộ phận, cá nhân.

 

 


VII. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐỀ XUẤT THANH TRA

* Thanh tra toàn diện cấp Sở ( 15% giáo viên nhà trường)

TT

Họ và tên

Giáo viên môn

Ghi chú

1

Lê Thị Hồng

Toán

 

2

Hoàng Thị Sáu

 

3

Cấn Bạch Kim

Sinh học

 

4

Nguyễn Thị Nghi

Văn

 

5

Lê Thanh Toàn

Tiếng Anh

 

6

Hà Thị Hoài

Địa

 

 

Nơi nhận:

      - Sở GD & ĐT Hà Nội (b/c);                                                          HIỆU TRƯỞNG 

      - Thành viên ban KTNB (t/h);

      - Lưu: VT,BGH,TTCM;

                                                                                                                       

 

 

                                                                                                                 Nguyễn Văn Dũng

 

 

Trường THPT Bắc Lương Sơn

Địa chỉ: Thôn 2 - xã Yên Bình - huyện Thạch Thất - TP Hà Nội

Email: c3bacluongson@hanoiedu.vn

Điện thoại: 024.39820088